Chú thích Lý Văn Phức

  1. 1 2 3 Vũ Ngọc Phan, tr.753-754
  2. Sinh trưởng trong cảnh nghèo, vậy mà cả ba anh em Lý Văn Phức đều thi đỗ Cử nhân và đều làm quan triều Nguyễn (theo Vũ Ngọc Phan, tr.753).
  3. Theo Quốc triều chính biên toát yếu (tr. 192). Vũ Ngọc Phan chép tương tự: "nhân có Trần Khải và gia quyến là người Trung Quốc đi biển, bị bạt phong vào hải phận ta, triều đình nhà Nguyễn phái ông (Lý Văn Phức) đưa những người bị nạn ấy về Phúc Kiến để tỏ tình thân thiện với nước láng giềng" (tr.754).
  4. Theo Quốc triều chính biên toát yếu, tr. 214.
  5. Đại Nam chính biên liệt truyện (tr. 512) không ghi năm. Căn cứ Tam chi Việt tạp thảo (Tạp ghi trong lần thứ ba đến Việt Đông) của Lý Văn Phức, thì ông đã sang Quảng Đông cả thảy 3 lần.
  6. Theo Vũ Ngọc Phan, tr.754-755.
  7. Như trên đã nói, năm 1831, Lý Văn Phức đưa Trần Khải và một số người khác về Phúc Kiến. Đến nơi, thấy ở cửa công quán có dòng chữ: "Việt Nam quốc di sứ công quán" (Nhà công quán tiếp sứ rợ nước Việt Nam), ông không chịu vào, đồng thời phân phải trái với quan Huyện doãn ở đây. Cuối cùng, viên quan này phải sai người chữa lại là "Việt Nam quốc sứ quan công quán" (Nhà công quán tiếp quan sứ nước Việt Nam), ông mới chịu vào. Không chỉ vậy, Lý Văn Phức còn viết ngay bài "Biện di luận" dán lên ở cổng quán, được đông đảo người đến xem... GS. Nguyễn Đổng Chi khi đọc bài văn này đã khen là "so với bài Biện di thuyết của Nguyễn Tư Giản sau này (1868), tác phẩm của ông Phức có sức tác động mạnh hơn, nhất là đoạn cuối" (Nguyễn Đổng Chi, bài viết ở mục sách tham khảo, tr. 537).
  8. Việt Đông chỉ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
  9. Trần Hải Yến (Từ điển văn học, bộ mới) và Nguyễn Thị Ngân ở Viện Hán Nôm (bài viết in trong Danh nhân Hà Nội, do Vũ Khiêu làm Chủ biên, Nhà xuất bản Hà Nội, 2004, tr.531-540) đều đưa ra nhưng không cho biết đây có phải là truyện thơ Nôm Nhị độ mai mà bấy lâu nay nhiều người cho rằng của một tác giả khuyết danh hay không.
  10. Đại Nam chính biên liệt truyện, tr. 512.
  11. Trần Hải Yến, Từ điển Văn học (bộ mới), tr. 928.